Bí quyết học tiếng Đức hiệu quả để đạt trình độ B1 B2 từ 6 đến 8 tháng

Tiếng Đức hiện nay đang dần trở thành một ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam sau tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung. Vì sao lại thế? Do nhu cầu đi du học của các bạn trẻ ngày một tăng, đặc biệt là du học Đại Học và Du Học Nghề Đức. Trong đó phải kể đến hai ngành du học hiện hot nhất thị trường Việt Nam là ngành du học nghề Điều Dưỡng và du học nghề Nhà Hàng-Khách Sạn. Để đạt đủ yêu cầu theo các chương trình đào tạo tại Đức thì học viên phải có tối thiểu trình độ tiếng Đức B1 tại Việt Nam.

Hôm nay chúng mình viết bài này nhằm phân tích cho các bạn các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Đức, bí quyết tự học tiếng Đức cho người mới bắt đầu, phương pháp tự học tiếng Đức hiệu quả mà chúng mình đã đúc kết ra từ kinh nghiệm 20 năm du học và làm việc tại Đức nhé!

Cách học tiếng Đức hiệu quả

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Đức

Có rất ít nghiên cứu về các ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực tiếng Đức của người học. Tuy nhiên những nhà nghiên cứu cũng đã xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả học tiếng Đức của các học viên như sau:

1. Phương pháp học tiếng Đức

Tự tin nói tiếng Đức là chìa khoá thành công

  • Khả năng học ngôn ngữ tự nhiên luôn sẵn có trong mỗi người. Những đứa trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ nào sẽ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ ấy một cách tự nhiên. Điều này chứng tỏ, học tiếng Đức không hiệu quả do nguyên nhân từ cách dạy và cách tự học trong môi trường giáo dục chứ không phải do khả năng học hạn chế.
  • Đa số các trung tâm chưa thật sự đầu tư vào hệ thống giáo dục hiệu quả để dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ như nghe, nói mà chỉ chú trọng đến kĩ năng làm bài thi viết. Phần lớn các thầy cô giáo dạy tiếng Đức hay các trung tâm tiếng Đức đều định hướng dạy luyện đề thi là chính. Nguyên nhân này góp phần làm chất lượng giáo viên dạy tiếng Đức thực hành giảm theo thời gian.
  • Quy mô lớp học đông, không có công nghệ hỗ trợ thì giáo viên khó có thể dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy lớp học tiếng Đức tối ưu chỉ nên dạy theo nhóm nhỏ từ 8-10 học viên.
  • Nghiên cứu cho thấy nếu bạn dành nhiều thời gian tiếp xúc và sử dụng tiếng Đức trong thực tế, thì khả năng sử dụng tiếng Đức của bạn sẽ tốt hơn. Bạn có thể tham gia các khoá giao tiếp về văn hoá miễn phí ngoài giờ học hoặc tìm kiếm kết bạn với người bản xứ để tăng khả năng giao tiếp. Việc chọn trung tâm có phương pháp dạy với thời lượng giáo viên bản xứ cao là cách các bạn có cơ hội tiếp xúc tăng khả năng giao tiếp hiệu quả khi còn ở Việt Nam.

2. Động cơ & thái độ học tập

Thái độ của bạn

thai-do-cua-ban

  • Động cơ và thái độ học tập cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Theo Gardner động cơ bao gồm 4 yếu tố: mục đích cần đạt được trong hoạt động học tập, sự nỗ lực để đạt được mục đích, ước muốn đạt được thành công và thái độ đối với hoạt động học tập. Động lực học tiếng Đức của học sinh chủ yếu là học để vượt kỳ thi chứ chưa hướng đến kỹ năng thực hành ngôn ngữ trong thực tế. Vì thế các  nên tự ý thức học đều các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết từ trình độ tiếng Đức cho người mới bắt đầu (khoá A1). Đây cũng là tiêu chí lựa chọn một trung tâm có giờ giáo viên bản xứ nhiều thay vì học với giáo viên việt nam 100% thời gian.
  • Trong lớp học ngoại ngữ, thái độ người học sẽ thể hiện thông qua các hoạt động dạy và học. Thái độ và động cơ của người học sẽ quyết định sự kiên trì của người học khi đương đầu với những thử thách hay khó khăn trong học tập. Yếu tố này có ảnh hưởng đến mức độ thành thạo ngôn ngữ của người học và luân phiên dẫn đến thành công hay thất bại trong việc phát triển ngôn ngữ. Nếu người học có động cơ và thái độ tích cực (do kết quả học tập mang lại), thì nó sẽ tiếp tục dẫn người học đến thành công. Ngược lại một động cơ và thái độ tiêu cực sẽ là rào cản cho sự phát triển ngôn ngữ của người học. Việc người học nhận thức được nhu cầu phải học tiếng Đức và vai trò của tiếng Đức trong tương lai có tác động đến sự thành công của họ.

3. Cách quản lí thời gian học hiệu quả

Quản lý thời gian hiệu quả

Quản lý thời gian hiệu quả

Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được. Vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một cách khoa học nhất, tránh bị lãng phí thời gian một cách vô bổ. Vậy thời gian quan trọng thế nào và làm sao để có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả!?!

Tipp 1: Xác định mục tiêu & các công việc cần làm

  • Xác định mục tiêu: Mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng nhất mà bạn phải xác định trước khi bắt tay vào làm một công việc gì. Có mục tiêu rõ ràng với mốc thời gian hoàn thành cụ thể bạn sẽ dễ dàng theo dõi được tiến độ học tiếng Đức của bạn. Khi đó bạn sẽ làm chủ được thời gian và không để thời gian trôi một cách lãng phí. Ví dụ: bạn đặt mục tiêu sẽ hoàn thành chương trình tiếng Đức B1 trong vòng 8 tháng. Sau đó bạn sẽ chia nhỏ mỗi cấp độ cụ thể như: học A1 trong vòng 2 tháng, A2 trong vòng 2 tháng, B1 trong vòng 2,5 tháng và 1 tháng ôn tập luyện thi B1 và đăng kí thi. Từ đó bạn xác định cho mình lộ trình học là phải đăng kí các khoá học tiếng Đức cấp tốc và thời gian biểu tự học tiếng Đức ở nhà như thế nào để đạt được đúng lộ trình mà bạn đã đặt ra.
  • Liệt kê những công việc cần làm: Liệt kê ra danh sách những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được quỹ thời gian quý giá của mình. Bạn sẽ không phải mất thời gian nhớ xem mình phải làm việc gì trong ngày hôm nay hoặc việc gì tiếp theo sau khi hoàn thành xong công việc nào đó. Ví dụ: bạn có thể vẽ một bảng thời gian biểu cụ thể về lịch học tiếng Đức tại trung tâm cũng như tự học tiếng Đức tại nhà vào các khung giờ nào trong ngày, khung giờ nào là thời gian ôn tập các kiến thức đã học trong ngày. Thời khoá biểu là trợ thủ đắc lực đối với việc học tiếng đức cho người mới bắt đầu để tạo thói quen học tập hiệu quả mỗi ngày.

Tipp 2: Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

  • Sau khi có bảng danh sách chi tiết những phần phải học tiếng Đức thì mình sẽ chọn ra và sắp xếp thứ tự ưu tiên của việc học, phần nào quan trọng cần phải hoàn thành trước, phần nào có thể để lại sau. Việc sắp xếp kiểu này giúp bạn không phải vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc quan trọng mà vẫn đảm bảo những công việc khác vẫn được giải quyết đúng thời hạn. Ví dụ: Trong một ngày khi thức dậy bạn cần phải bắt tay ngay vào việc ôn lại từ vựng tiếng Đức vừa mới học ngày hôm qua và tiếp tục hoàn thành danh sách từ vựng mới của ngày hôm nay. Vì thời gian buổi sáng là lúc đầu óc chúng ta có thể tiếp thu được nhiều kiến thức nhanh và nhớ lâu nhất. Việc phân chia thời gian và công việc sẽ giúp việc học của bạn nhẹ nhàng và hiểu quả hơn rất nhiều đấy.

Tipp 3: Tổng kết công việc vào cuối ngày

  • Trước khi kết thúc một ngày làm việc, bạn nên tổng kết lại công việc vào cuối ngày để xem bạn đã học được những gì và chưa làm được gì, bạn đã mất bao nhiêu thời gian cho những công việc đó và có thật sự hiệu quả hay không. Quỹ thời gian bạn dành cho những công việc đó đã thật sự khoa học chưa, nếu có chỗ nào chưa hợp lý hãy tìm ra lý do và khắc phục để những lần làm sau sẽ rút ngắn được khoảng thời gian vàng ngọc để dành cho việc khác. Ví dụ: Bạn nhận thấy là ngày hôm nay mình học vẫn chưa thuộc hết được danh sách các từ mới cô giao và chưa hoàn thành bài tập tiếng Đức ở nhà. Bạn tìm hiểu lí do tại sao? Có phải mình chưa thật sự tập trung trong thời gian tự học tiếng Đức ngày hôm nay? Hay thời gian biểu bạn chia cho việc học từ vựng ít quá nên không thể học kịp được hết danh sách từ tiếng Đức. Bạn hãy điều chỉnh lại thời gian biểu và phân chia việc học các kĩ năng trong ngày lại cho phù hợp và thử lại vào ngày hôm sau nhé!

Tipp 4: Tính kỉ luật & nâng cao sự tự nhận thức của bản thân

  • Người Nhật nổi tiếng nghiêm khắc trong công việc, nhưng chính sự nghiêm khắc đó đã mang đến cho họ những thành công. Việc tự học tiếng Đức của bạn cũng cần phải kỉ luật và kiên trì tạo thành thói quen học tập tốt trong thời gian dài.
  • Không nói từ “không” dù không thích! Thật sự khó để có thể bắt đầu việc tự học tiếng Đức một cách nghiêm túc. Vì thế hãy tập nói “không” với sự lười biếng của bạn. Hãy vượt qua chính bản thân, cố gắng thêm một ít mỗi ngày. Sau một thời gian bạn sẽ dần quen với quĩ đạo học tiếng Đức và sẽ cảm thấy mỗi ngày học của mình hiệu quả càng cao hơn.
  • Bạn hãy cố gắng nâng cao sự tự Nhận Thức của bản thân đối với mục tiêu học tiếng Đức. Kỷ luật phụ thuộc vào sự nhận thức có ý thức về những gì bạn đang làm và không làm. Bạn cần tự ý thức được hành vi vô kỷ luật của mình. Dần dần, bạn sẽ nhận thức được hành động sai trái trước khi thực hiện chúng. Điều này cho bạn cơ hội sửa chữa và hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.
  • Bạn hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân, thực hiện đúng thời gian biểu đã đề ra. Có thể thời gian đầu bạn cảm thấy khó khăn, nản chí nhưng hãy tập từ từ, bạn sẽ quen. Khi đó mọi thứ sẽ được theo ý và chắc chắn bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cũng như công việc, sẽ kết thúc tình trạng ngày nào cũng vội vàng lo chạy đua với thời gian nhưng mọi thứ lại không được như ý. Khi ngồi vào bàn học hãy nghiêm khắc tuân thủ lịch học tiếng Đức của bạn theo thời gian biểu để có thể học đều các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết trong ngày. Việc học này cũng giúp bạn không bị học lệch kĩ năng, dẫn đến trượt 1 trong các kĩ năng khi thi bằng tiếng Đức B1 hoặc B2.
  • Bạn không được để công việc hay sự vui chơi khác phá hỏng kế hoạch học tập đã được đặt ra. Hãy can đảm từ chối những lời mời gọi đi chơi hấp dẫn nếu bạn chưa hoàn thành chương trình học tiếng Đức theo thời gian biểu đã đặt ra. Hãy dời các cuộc hẹn vào cuối tuần! Đây là thời gian nghỉ ngơi hợp lí của bạn.

Tipp 5: Rèn luyện độ tập trung khi học

Học tập trung

Rèn luyện độ tập trung khi học như sư thiền

  • Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian. Khi làm công việc gì đó bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho công việc, điều đó không chỉ đem lại kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy sức tập trung của mỗi học viên khi học tiếng Đức là khác nhau. Vì vậy bạn hãy để ý và đo xem độ tập trung của mình dài bao lâu, 30 phút hay 45 phút hay dài hơn. Các chuyên gia khuyến cáo 45 phút là thời gian tối đa để một học viên bình thường có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Khi bạn không thể tập trung được nữa hãy giải lao ngắn 5-10 phút để thư giãn đầu óc. Bạn có thể đứng lên ra ngoài hít thở không khí trong lành, hoặc tập vài động tác thể dục trong phòng hay chỉ đơn giản là nghe một bản nhạc ưa thích.

Tipp 6: Làm việc khoa học với Deadline

  • Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lên thời gian cụ thể cho từng công việc như: xác định thời gian bắt đầu, thời gian cho từng bước thực hiện, thời gian kết thúc và tổng thời gian để hoàn thành công việc đó là bao lâu. Khi đó bạn sẽ có một bảng kế hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá. Nếu như bạn không hoàn thành được việc học trong khoảng thời gian quy định thì cứ hãy tạm dừng lại việc học kĩ năng đó và chuyển sang kĩ năng khác như trong thời gian biểu. Sau đó cuối ngày bạn sẽ quay lại làm nốt phần học chưa xong của mình. Và bạn hãy điều chỉnh lại thời gian biểu của mình cho kĩ năng này dài hơn một chút nhé!

Tipp 7: Nơi học tập yên tĩnh

  • Nơi học tập cũng đóng một vai trò quan trọng không khác gì với thái độ học tập của bạn đâu nhé! Một nơi học tiếng Đức với khoảng không gian yên tĩnh, đủ không khí sẽ giúp cho não bộ hoạt động tối ưu nhất. Màu sắc của phòng học cũng tác động lớn đến khả năng ghi nhận của bộ não. Ví dụ màu xanh lá cây, trắng, vàng sẽ giúp não bộ thư thái, tràn đầy năng lượng khi học tập. Màu đỏ là màu không phù hợp với không gian học tập vì gây căng thẳng cho người học tiếng Đức.

4. Trình độ đầu vào của học viên

Trình độ đậu vào quyết định khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bạn nhanh hay chậm

Trình độ đậu vào quyết định khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bạn nhanh hay chậm

  • Trình độ của học viên cũng quyết định quan trọng trong việc áp dụng phương pháp học dạy và học nào cũng như tiến độ dạy của mỗi khoá học. Đối với các học viên có khả năng ngôn ngữ tốt như giỏi tiếng Anh hay giỏi một ngôn ngữ khác thì việc các bạn học tiếng Đức là một lợi thế vì 80% từ cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Đức là tương tự nhau. Các bài viết khoa học đã minh chứng rằng sinh viên nào có khả năng tiếng Anh đầu vào tốt thì tiến bộ nhiều hơn những sinh viên nào có trình độ đầu vào kém hơn. Tuy nhiên các trung tâm có thể khắc phục điều này bằng cách kiểm tra đánh giá đầu vào của học viên để chia các nhóm dạy phù hợp theo trình độ học viên. Ngoài ra các học viên có khả năng tiếp thu chậm hơn nên được hỗ trợ các giờ học phụ đạo ngoài giờ học chính để củng cố kiến thức cho các em. Việc lựa chọn một giáo trình phù hợp với trình độ đầu vào của học viên cũng không kém phần quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức của học viên học tiếng Đức, đặc biệt là các khoá học tiếng Đức cấp tốc.

5. Khả năng tự học của học viên

Tự học tiếng Đức tại nhà

Tự học tiếng Đức tại nhà

  • Tự học có vai trò rất quan trọng đối với kết quả học tập và là yếu tố quan trọng nhất của chương trình học theo hệ thống tín chỉ (Trần Thanh Ái, 2013). Theo Little (2007), khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của bản thân người học ngoại ngữ quyết định sự thành công trong việc học ngoại ngữ đó. Hedge (2000) đã mô tả chi tiết khả năng này: đó là người học hiểu rõ nhu cầu và mục đích của mình, cố gắng đạt được mục tiêu đặt ra, biết khai thác nguồn liệu một cách độc lập, luôn năng động trong tư duy, biết điều chỉnh phương pháp học để cải thiện kết quả và biết quản lý thời gian học tập hợp lý.
  • Nghiên cứu tìm thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực tiếng Đức của học viên là sự chủ động khai thác nguồn liệu thông qua hoạt động đọc và nghe bên ngoài lớp học. Hầu hết đa số các học viên giành thời gian tự học tiếng Đức rất ít, trung bình mỗi ngày chỉ 2 giờ, học không có định hướng rõ ràng, không hiểu rõ cách học, hoặc không chủ động tìm kiếm các phương pháp học tập, ít tham gia vào các hoạt động rèn luyện thêm kĩ năng tiếng Đức ngoài giờ học trên lớp. Điều này có thể lí giải tại sao một số lượng học viên không nhỏ đã không tiến bộ sau khi đã trải qua một khoảng thời gian tương tự như bạn học của mình.

Lộ trình học tiếng Đức hiệu quả từ A1 – B2

Sau đây là lộ trình học tiếng Đức cấp tốc được IECS nghiên cứu và áp dụng hiệu quả cho rất nhiều bạn du học sinh theo chương trình Du Học Đại Học và Du Học Nghề tại Đức để các bạn có thể tham khảo. Lộ trình học cấp tốc cần 8 tháng để bạn đạt trình độ từ A1 đến B1 và 11 tháng để đạt được trình độ từ A1 đến B2.

Các lớp tiếng Đức cấp tốc đều học 5 buổi/tuần liên tục từ thứ 2 đến thứ 6. Ngoài ra các bạn sẽ có giờ phụ đạo miễn phí vào thứ 7 hàng tuần và một giờ ngoại khoá về văn hoá Đức kết hợp luyện đề thi nói Goethe đối với các bạn sắp thi B1/B2.

1. Học tiếng Đức A1 cho người mới bắt đầu

Lộ trình khoá cấp tốc A1:

– Sách học tiếng Đức:  “Motive A1” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 40 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:

Giáo viên Đức: 2-3 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), khoảng 60% tiết học với giáo viên bản xứ tăng phản xạ giao tiếp và phát âm chuẩn từ trình độ đầu tiên

Giáo viên VN: 2 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7), tương đương 40% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên nắm chắc kiến thức ngữ pháp A1 và hỗ trợ học viên trong việc học từ vựng mới cũng như hướng dẫn cách học tiếng Đức hiệu quả từ những ngày đầu tiên.

Các chủ điểm chính cần nắm:

Lộ trình khoá cấp tốc A1

Cách củng cố kiến thức tại nhà:

– Ở trình độ A1 – học tiếng đức cơ bản các bạn nên cố gắng tìm cho mình hứng thú khi học tiếng Đức. Điều này quan trọng cho sự khởi đầu của việc học tiếng Đức của bạn hơn bất cứ một phương pháp học nào. Đừng quá tạo áp lực cho bản thân vì đây là một môn ngoại ngữ mới và khá khó so với tiếng Anh. Hãy bắt đầu việc tự học tiếng Đức và thói quen học mỗi ngày thật chậm mà hiệu quả nhé!
– Bạn nên hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen nghe tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại. Khi đã phát âm đúng rồi dần bạn sẽ tự đọc được các từ tiếng Đức nâng cao, vì bản chất tiếng Đức nhìn mặt chữ thế nào là đọc như vậy (trừ một số lưu ý ngoại lệ bạn cần nhớ).
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.
– Và đừng quên ôn lại các từ vựng mới, đặc biệt chú ý phương pháp học giống DER DIE DAS của từ bằng MÀU SẮC đã được giáo viên đứng lớp hướng dẫn mỗi đầu khoá học mới.
– Một điểm quan trọng nữa là nên học và làm chủ cách sử dụng từ điển tiếng Đức và cài đặt các phần mềm để học tiếng Đức tại nhà nhé.

Chia sẻ kinh nghiệm học:

–  Vì đây là học tiếng đức cho người mới bắt đầu, trong thời gian đầu này bạn nên tập trung học theo sách, và không nên nghĩ tới học vượt cấp. Có thể trong lúc học bạn gặp phải cấu trúc phức tạp, bạn có thể ghi chú lại nó trong một quyển vở mà khoan tìm hiểu, phân tích để học ngay nó. Bạn nên học ngữ ngữ pháp đơn giản cơ bản trong sách đưa ra trước. Còn chủ điểm ngữ pháp cao hơn, bạn có thể lưu ý lại, sau này học lên trình độ cao hơn bạn sẽ gặp lại nó.
– Sau mỗi bài học đều có phần tổng hợp ngữ pháp rất dễ hiểu. Và đây chính là những kiến thức bạn cần phải nắm khi kết thúc bài học. Hãy giở phần tóm tắt này ra tự ngồi nghiên cứu lại xem mình đã hiểu thật kĩ chưa. Nếu chưa bạn hãy tham gia ngay buổi học phụ đạo vào cuối tuần ở trung tâm tiếng Đức để được củng cố ngay kiến thức nhé!
– Lưu ý các danh từ trong tiếng Đức đều phải viết hoa và có giống của từ đi kèm. Bạn nên học từ mới đi kèm theo giống Der Die Das và số nhiều nhé. Vì nếu không biết giống của từ thì mình sẽ không thể nào áp dụng sử dụng ngữ pháp đúng được.
– Và hãy cố gắng học thuộc và bắt chước những câu nói của người Đức như những đứa trẻ. Đây là cách học hiệu quả nhất trong các khoá học cơ bản đầu tiên. Đừng sợ sai hay cứ nói và bắt chước theo giáo viên. Một khi bạn đã vượt qua được sự ngại ngùng của bản thân thì bạn đã bước đầu thành công trong việc học tiếng Đức rồi đó.
– Trình độ A1 thật sự không khó chỉ xoay quanh những chủ đề cơ bản hằng ngày nhưng có nhiều điều mới mẻ nếu bạn so sánh với việc học tiếng Anh, đặc biệt là phần ngữ pháp. Hãy cố gắng chăm chỉ học và ôn tập đều đặn. Nếu bạn học vững kiến thức từ đầu thì lên A2, B1 bạn sẽ dần quen với tiếng Đức và cảm thấy đây là một ngôn ngữ thú vị đấy!

2. Học tiếng Đức A2 cho trình độ trung cấp

Lộ trình khoá cấp tốc A2:

– Sách học tiếng Đức: “Motive A2” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 40 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:

Giáo viên Đức: 3 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), hơn 60% tiết học với giáo viên bản xứ tăng phản xạ giao tiếp và phát âm chuẩn từ trình độ đầu tiên

Giáo viên VN: 2 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7), 40% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên nắm chắc kiến thức ngữ pháp A2 và hỗ trợ học viên trong việc học từ vựng mới cũng như hướng dẫn cách viết các bài luận nhỏ, bài viết thư, viết Email về các chủ đề quen thuộc thực tiễn trong cuộc sống.

Các chủ điểm chính cần nắm:

Lộ trình khoá cấp tốc A2

Cách củng cố kiến thức tại nhà:

– Bạn nên hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen nghe tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại.
-Khi đã phát âm đúng rồi bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các từ trong bài nghe để có thể trả lời câu hỏi chính xác nhất. Từ cấp độ A2 mọi người có thể luyện nghe ngoài từ khoá ra còn nên tập nghe và viết lại chính tả. Cách học này sẽ giúp các bạn tăng vốn từ vựng, cách dùng câu của người Đức và tăng khả năng phản xạ khi nghe.
– Trong khoá học A2 các bạn sẽ được tập trung nâng cao thêm phần nói theo chủ đề. Mỗi tuần trung tâm sẽ cho các bạn từ 1-2 chủ đề theo dạng đề nói của viện Goethe để các bạn có thể luyện tập dần không bị bỡ ngỡ khi lên B1. Các chủ đề nói nên được chuẩn bị trước dưới dạng bài viết hoặc liệt kê từ chính ra giấy. Sau đó nhờ giáo viên sửa và các bạn tự tập luyện lại tại nhà. Việc quay video đoạn nói chuyện bằng tiếng Đức của các bạn cũng là một phương pháp bổ ích giúp bạn tự tin cải thiện khả năng nói của mình đáng kể đấy!
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.’
– Ngữ pháp ở khoá học tiếng Đức A2 rất quan trọng, gần như là toàn bộ kiến thức nền tảng chính trong hệ thống tiếng Đức, và đặc biệt quan trọng khi bạn học lên B1. Vì vậy các bạn nên vừa học vừa hệ thống lại kiến thức ngữ pháp riêng cho bản thân để sau này ôn tập đỡ mất thời gian hơn.
– Và đừng quên duy trì việc ôn lại các từ vựng mới, đặc biệt chú ý phương pháp học giống DER DIE DAS của từ bằng MÀU SẮC đã được giáo viên đứng lớp hướng dẫn mỗi đầu khoá học mới.

Kinh nghiệm bản thân:

– Khi đến trình độ A2, bạn đã có một vốn từ vựng nhất định. Bạn có thể tìm các video về học tiếng Đức online trên Youtube, DW hay một số trang web khác. Hoặc bạn có thể lựa chọn các video ngắn và liên quan đến chủ đề hàng ngày để làm quen trước và đẩy dần độ khó lên từ từ. Việc đọc lại Transkript (phần dịch) đi kèm cũng là cách học nghe vượt cấp hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
– A2 chiếm hơn 50% ngữ pháp tiếng Đức cơ bản. Hầu như, ngữ pháp tiếng Đức đều tập trung ở A2. Nếu bạn nắm chắc phần này, thì sang B1 bạn sẽ học nhẹ hơn nhiều. Bạn nên chia nhỏ mỗi ngày học 1 phần ngữ pháp để hiểu sâu hơn, mà không nên nóng vội đốt cháy giai đoạn khi chưa hiểu kỹ nó. Bài tập ngữ pháp chuyên sâu có rất nhiều ở cuốn Grammatik Aktiv. Các bạn có thể mua và luyện tập thêm ở nhà vì sách có kèm phần đáp án phía cuối.
– Để ghi nhớ và phân biệt ngữ cảnh đúng, bạn nên học từ vựng theo chủ đề. Khi học hãy tưởng tượng và đặt từ ngữ vào các hoàn cảnh thực tế phù hợp. Cách này sẽ giúp não bộ của bạn liên tưởng, gợi nhớ và liên kết dễ dàng với từ tiếng Đức mà mình cần ghi nhớ.
– Việc tập luyện viết bài theo những chủ đề nhỏ sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng và quen tay hơn. Khi bạn viết đoạn văn, bạn sẽ thông qua đó ghi nhớ thật nhiều từ vựng hơn và cải thiện ngữ pháp. Hãy nhớ lưu lại tất cả bài viết để lên B1 hoặc luyện thi B1 có thể tự ôn tập lại, giảm bớt thời gian soạn bài đáng kể đấy.

3. Học tiếng Đức B1 cho trình độ cuối trung cấp

Lộ trình khoá cấp tốc B1:

– Sách học tiếng Đức: “Motive B1” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 50 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:

Giáo viên Đức: 3 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), hơn 60% tiết học với giáo viên bản xứ tiếp tục hỗ trợ học viên tăng phản xạ giao tiếp và phát âm chuẩn các từ khó của tiếng Đức. Giáo viên Đức hỗ trợ mô phỏng các bài thi nói trình độ B1 giúp các em tự tin trong phần thi nói của đề B1 trong thời gian tới.

Giáo viên VN: 2 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7), tương đương 40% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên hệ thống lại kiến thức ngữ pháp A2 và B1. Giáo viên hỗ trợ học viên trong việc học từ vựng mới cũng như hướng dẫn cách đọc hiểu và chuẩn bị phần viết thư. Ở lớp học B1 này giáo viên cũng cho các bạn tập làm quen và giải trước một vài đề thi B1 để rút ngắn thời gian ôn luyện.

Các chủ điểm chính cần nắm:

Giáo trình lớp tiếng Đức B1

Cách củng cố kiến thức tại nhà:

– Ở trình độ B1 các bạn vẫn phải duy trì học từ vựng như ở trình độ A2. Ở trình độ này lượng từ vựng sẽ nhiều hơn, đặc biệt các câu đồng nghĩa. Bạn nên ghi chú lại các câu đặc biệt để sử dụng khi thi B1 sẽ dễ đạt điểm cao hơn.
– Bạn nên hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen tự học tiếng Đức bằng cách luyện nghe mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại.
-Khi đã phát âm đúng rồi bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các từ trong bài nghe để có thể trả lời câu hỏi chính xác nhất. Từ cấp độ B1 mọi người có thể luyện nghe ngoài từ khoá ra còn nên tập nghe và viết lại chính tả. Cách học này sẽ giúp các bạn tăng vốn từ vựng, cách dùng câu của người Đức và tăng khả năng phản xạ khi nghe.
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.
– Và đừng quên duy trì việc ôn lại các từ vựng mới, đặc biệt chú ý phương pháp học giống DER DIE DAS của từ bằng MÀU SẮC đã được giáo viên đứng lớp hướng dẫn mỗi đầu khoá học mới.

Kinh nghiệm bản thân:

– Trong khoá B1 bạn sẽ tập trung nâng cao thêm phần nói theo chủ đề. Mỗi tuần trung tâm sẽ giao cho bạn từ 2-3 chủ đề theo dạng đề viện Goethe giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi học lớp luyện thi, đặc biệt học cách thuyết trình và xây dựng đoạn hội thoại.
– Bạn nên tạo dựng cho mình một mẫu thuyết trình  nêu lên ý kiến của bản thân hay miêu tả bức tranh. Việc bạn tạo dựng các câu hội thoại giao tiếp cho bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng ứng dụng vào thực tế nhanh hơn. Các chủ đề nói nên chuẩn bị trước dưới dạng bài viết hoặc liệt kê từ chính ra giấy. Sau đó nhờ giáo viên sửa và các bạn tự tập luyện lại tại nhà. Việc học tiếng đức bằng cách quay video đoạn nói chuyện của các bạn cũng là một phương pháp bổ ích giúp bạn tự tin cải thiện khả năng nói của mình đáng kể đấy!
– Học nói một mình mãi cũng chán và không có ai sửa lỗi. Bạn có thể tìm kiếm bạn học cùng online. Các bạn có thể trao đổi về cách học tiếng Đức, cũng như gọi cho nhau giao tiếp bằng tiếng Đức cải thiện khả năng nói của bản thân. Bạn có thể kết hợp song song học và ôn thi B1 bằng cách giải đề, luyện nghe, luyện nói theo chủ đề thi với bạn học cùng nhóm.
– Ngữ pháp ở khoá B1 rất quan trọng, chiếm toàn bộ kiến thức nền tảng chính trong hệ thống tiếng Đức. Vì vậy các bạn nên vừa học vừa hệ thống lại kiến thức ngữ pháp riêng cho bản thân để sau này ôn tập đỡ mất thời gian hơn.

4. Luyện thi cấp tốc B1

Điều kiện để đi du học Đại Học hoặc du học nghề tại Đức hiện nay yêu cầu tối thiểu là bằng tiếng Đức B1. Các bạn có thể tham gia kì thi tiếng Đức B1 Telc, viện Goethe hoặc ÖSD. Các bạn có mục đích tham gia khoá dự bị tại Đức hoặc tham gia các khoá học nghề đòi hỏi trình độ tiếng Đức cao hơn thì có thể học thêm và lấy bằng tiếng Đức B2. Ngoài ra chúng ta còn có thể tham gia các kì thi DSH và TestDaF là hai chứng chỉ bắt buộc yêu cầu đầu vào của các chương trình đại học tại Đức. Thông tin chi tiết hơn về các chứng chỉ này các bạn có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết tại đây.

Trong phần bài viết hôm nay IECS sẽ hướng dẫn cho các bạn lộ trình cũng như kinh nghiệm thi chứng chỉ B1 Goethe – đây là một chứng chỉ phổ biến nhất được các bạn học viên có ý định du học Đức lựa chọn hiện nay.

Lộ trình khoá luyện thi B1:

– Giáo trình:  Biên soạn riêng của trung tâm, tổng hợp từ các bộ đề thi Goeth/Telc qua các năm và cập nhật đề mới thường xuyên
– Sách đề luyện thi: So geht’s noch besser, Werkstatt, Zertifikat B1 neu (15 Übungsprüfungen)
– Thời lượng: 20 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:

Giáo viên Đức: 1-2 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7), luyện phản xạ phần thi nói thiết kế y như đề thi B1

Giáo viên VN: 3-4 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7). Giáo viên Việt Nam giúp học viên tổng hợp lại hệ thống kiến thức ngữ pháp cho học viên, hướng dẫn giải bộ đề thi, truyền đạt các kinh nghiệm làm bài thi nhanh, hiệu quả và điểm cao.

Tipp làm bài thi B1 điểm cao – kỹ năng đọc

  • Để làm tốt được bài đọc các bạn nên cố gắng học nhiều từ vựng càng tốt, nhất là học các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Vì trong bài thi B1 ở phần đọc hay có nhiều chỗ gài bẫy lắm, có chỗ mình nghĩ đó là đáp án đúng nhưng thật tế lại là sai. Ngoài ra, các bạn nên học thật chắc ngữ pháp, đặc biệt chú ý học thuộc phần danh sách các động từ đi với giới từ.
  • Trình tự làm bài sẽ là: 4-1-3-2-5

Chúng ta sẽ gạch chân từ khoá phần câu trả lời, sau đó so sánh với đề bài. Thứ tự so sánh (địa điểm, thời gian, chủ ngữ, hành động, tính chất) sẽ theo ta ở tất cả các bài đọc.

Kinh nghiệm thi Teil 1:

Các bạn hãy đọc câu hỏi trước, sau đó mới đọc đoạn text. Khi đọc các bạn nên gạch chân từ khoá, rồi làm theo thứ tự so sánh. Khi bạn nhận thấy trong bài text có chỗ nào giống về địa điểm, thời gian thì chúng ta đọc 2 câu ở phía trên và phía dưới của đoạn text đó để hiểu rõ thêm ý nghĩa của đoạn text này (chú ý từ đồng nghĩa và từ phủ định như nicht, ohne, kein). Sau bước làm này là các bạn đã xác định được câu trả lời của mình và đánh vào phần kết quả cuối cùng.

Kinh nghiệm thi Teil 2:

Đây là phần khá khó cần phải có vốn từ vựng chuyên ngành nhiều. Cách làm phần này chúng ta sẽ đọc đoạn text trước, sau đó mới đọc phần câu hỏi. Câu đầu tiên trong đoạn text luôn luôn đề cập đến chủ đề của toàn bài. Các bạn hãy gạch chân lại các từ khoá chính của bài text, song song đó viết tóm tắt vấn đề (ý chính) đấy ra ngoài lề bài đọc. Vậy là khi các bạn dịch xong chúng ta chỉ việc nhìn tóm tắt + từ khoá là có thể giải được các câu hỏi trong đề.

Kinh nghiệm thi Teil 3:

Đây là phần mà chúng ta hay bị rối trong lúc thi. Vì vậy theo kinh nghiệm của mình thì chúng ta nên đọc Anzeige trước, sau đó mới đọc câu hỏi. Khi đọc Anzeige, các bạn chú ý gạch chân từ khoá chứa các thông tin đặc biệt trong Anzeige. Các bạn nhớ chú ý thời gian, địa điểmmình tìm hay họ tìmđối tượng, loại hình.

Sau khi đọc xong phần Anzeige thì các bạn chuyển sang đọc câu hỏi và gạch chân từ khoá trong câu hỏi (từ khoá trong câu hỏi thường là yêu cầu của câu hỏi). Tipp: Thông thường 1 câu hỏi có 3 yêu cầu, nếu Anzeige nào đáp ứng được 2 trên 3 thì đó là đáp án đúng.

Kinh nghiệm thi Teil 4:

Trong phần này, đầu tiên là chúng ta phải xác định được là đề bài đồng ý hay từ chối với vấn đề đang bàn luận. Nếu chúng ta chưa xác định được rõ ràng thì chúng ta nên đọc ví dụ và xem đáp án là „ja“ oder „nein“. Khi xác định được rồi chúng ta sẽ đọc phần bình luận.

Chú ý phần bình luận bắt buộc phải đọc từ đầu đến cuối vì có nhiều trường hợp người nói bên trên đồng ý xong bên dưới lại từ chối, hoặc ngược lại. Ngoài ra khi đọc bình luận chúng ta phải xem ngữ điệu đoạn văn gay gắt hay tán thành và gạch chân những đoạn động từ, danh từ, tính từ mang tính chất đồng ý hay từ chối. Nếu hiểu cách làm các bạn sẽ làm phần này rất nhanh và chính xác.

Kinh nghiệm thi Teil 5:

Phần này thường là phần về thông báo, và rất dễ dàng nhận biết trong bảng thông báo nào cũng có từng mục.Các bạn nên đọc câu hỏi trước, sau đó đọc đoạn text. Chúng ta đọc câu hỏi và gạch chân từ khoá và xác định nó nằm ở mục nào trong đoạn Text. Sau đó, chúng ta dùng bảng so sánh để đối chứng, câu nào dùng nhiều hơn thì sẽ là đúng. Lưu ý: các câu trong bài và trong câu hỏi có thể được dùng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, bạn sẽ có thể suy luận ra và chọn đúng sai.

Tipp làm bài thi B1 điểm cao – kỹ năng nghe

Khi bắt đầu nghe vào đề hay chuyển Teil bạn sẽ có thời gian nghỉ ngắn. Hãy tận dụng khoảng thời gian này đọc hiểu nhanh từ câu hỏi đến các đáp án. Và cố gắng hình dung trong đầu và tưởng tượng về đoạn Thema đó đang nói về bối cảnh gì sẽ giúp ích cho ta làm bài và tìm từ khóa. Đọc hiểu đề, gạch chân các từ quan trọng, sắp xếp các ý của đề trong não theo trình tự để khi mình nghe lỡ hụt 1 đoạn nào đó thì có thể nhảy đến ý gần nhất.

Khi nghe thì tập trung và cần nhất là bình tĩnh vì nhỡ có trượt 1 ý thì nghe tiếp ý sau chứ không cố ngồi suy nghĩ đáp án cho ý đó rồi lại mất ý tiếp theo nữa. Các ý không nghe được, mình có thể đoán dựa trên ngữ cảnh của bài nghe.

Trong thời gian nghỉ chờ sang Teil tiếp theo phải chọn thật nhanh đáp án và lập tức đọc hiểu nhanh phần Teil mới để kịp vào bài nghe. Chứ đừng có làm hết phần thời gian nghỉ đó và khi vào Teil mới, mới ngồi đọc dịch thì không còn thời gian mà nghe với chọn đáp án đâu.

Teil 1: Chọn A,B,C là bài dễ lấy điểm nên sai rất phí. Thường đáp án sai họ sẽ nói to và rõ nhất. ZB: câu” Anh ấy về lúc 20h hôm qua”, họ sẽ nói câu khác rất rõ” Bạn anh ấy về 20h hôm qua” và câu này sẽ sai nếu bạn không nghe được chủ ngữ. Bài này tuy dễ nhưng dễ bị đánh lừa, phải nghe kỹ, cố nghe được chủ ngữ và động từ. Tuy nhiên nếu không nghe rõ thì có lúc bạn phải suy diễn sao cho hợp lý với tình huống.

Teil 4: Dễ bị loạn vì là bài phỏng vấn giữa 1 Moderatorin với 2 người vậy là có 3 người trong hội thoại nói với nhau. Sẽ có 2 nữ 1 nam oder 2 nam 1 nữ. Nhiệm vụ của các bạn là tập trung ngay vào câu đầu tiên khi họ nói để nhận dạng giọng nói đó là của ai.

Kinh nghiệm tự học tiếng Đức – kĩ năng nghe

Về việc luyện nghe các bạn nên vừa nghe vừa đọc Transkription giúp ta nhận dạng mặt chữ khi nghe, tăng vốn từ, luyện mắt nhanh nên rất hiệu quả. Phần thi nghe này từ vựng sẽ không bao la rộng lớn như phần đọc. Muốn nghe tốt phải chăm luyện nghe từ ngay khi học tiếng Đức trình độ mới bắt đầu.

Nghe hàng ngày, nghe tắm não thường xuyên. Mình thích nghe khi ngủ. Cứ bật DW lên và mở nghe đến khi nào bản thân thấy buồn ngủ và ngủ trong khi vẫn nghe tiếng đức . Mọi người có thể luyện nghe qua các kênh: Tagesschau, ZDF, Extra 3…

Lúc mới học nghe họ nói sẽ k hiểu gì và thấy họ: ôi sao nói nhanh thế, nhưng nghe nhiều và học lên cao bạn sẽ thấy họ nói nghe bình thường và không thấy nhanh nữa. Muốn nghe tốt phải chú ý đến phát âm ngay từ đầu. Phần này nên được đầu tư kĩ càng ngay từ đầu khi học A1.

Và từ nào phát âm sai chưa chuẩn nên dùng app oder google dịch để nghe họ phát âm hoặc nhờ giáo viên sửa. Ghi âm lại và nghe xem mình đã phát âm đúng chưa cũng là một cách luyện phát âm hiệu quả. Dần dần bạn học lên cao sẽ có nhiều lợi thế trong kĩ năng nghe-nói. Muốn luyện nghe tốt bạn hãy chịu khó hàng ngày dành 1 khoảng thời gian nghe theo phương pháp Checklist, đây là phương pháp mà thầy giáo đã dạy cho mình cải thiện nghe rất tốt nhé.

Phương pháp nghe Checklist:

– Chuẩn bị: + Đọc và dịch bài –> Ghi lại từ mới và tra nghĩa –> Nghe 10 lần đầu+ môi mấp máy nói theo –> Nghe lần 11: Bật, tắt+ chép từng câu lại không sai lỗi nào –> Nghe lần 12: nghe không cần script
– Lên lớp: Nghe tốc kí –> Nhắm mắt và bắt động từ

Tipp làm bài thi B1 điểm cao – kỹ năng nói

Teil 1: 4’ –> Teil 2: 4’( 8’ 2 người) –> Teil 3: 3’- 2 người

Phần thi nói Teil 1 – gemeinsam etwas plannen:

Để có thể đạt được điểm cao ở phần thi nói này thì các bạn phải chú ý các điểm sau:
– Bài hội thoại phải đầy đủ ý được nêu trong đề bài (wann, wo, was mitbringen, wie, …)
– Tương tác tốt với Partner, nêu rõ câu trả lời đồng ý hay không đồng ý và tại sao
– Dùng đúng ngôi và có vốn từ vựng/cấu trúc câu tương đương B1
– Không cần sử dụng quá phức tạp, chỉ nên dùng các cấu trúc câu đơn giản đúng trình độ B1
– Cần học thuộc trước câu vào đề gây thiện cảm tốt cho giám khảo và giảm bớt run cho bản thân nếu bạn có một bắt đầu hoàn hảo 🙂
– Nói to, rõ ràng, tự nhiên, tránh nói nhanh như học vẹt
– Nói tự nhiên, rành mạch
– Nếu Partner bị lạc đề thì mình cần hướng phần nói của mình đúng theo đề bài
– Nếu gặp phải Partner giỏi thì bạn nên sử dụng ý tưởng độc đáo, ví dụ: Tôi có người quen ở đó, chúng ta có thể qua đêm ở đó 1 hôm, nó sẽ an toàn hơn, và miễn phí nữa
– Nếu gặp Partner yếu thì bạn chỉ cần nói đơn giản, kèm theo câu dẫn và sử dụng nhiều câu hỏi “ja”, “nein”, nhưng quan trọng là mình vẫn kiểm soát đề và đưa ra quyết định và chốt lại các điểm chính để lấy điểm

Phần thi nói Teil 2 – Präsentation:

Để có thể đạt được điểm cao ở phần thi nói này thì các bạn phải chú ý các điểm sau:
– Vào đề 1 cách thoải mái giới thiệu về cấu trúc bài nói của mình: cụ thể mấy phần, từng phần là gì để giám thị dễ hiểu- Không được nói quá 3 phút 30 giây thì khả năng bài nói của mình sẽ bị trừ rất nhiều điểm (theo thang điểm của giám khảo viện goethe)
– Chú ý phải có câu dẫn/liên kết/từ nối giữa các phần sẽ được nhiều điểm hơn
– Trình bày đầy đủ ý (Thema, persönliche Erfahrungen, wie ist es in Vietnam, Vorteile, Nachteile, Schluss)
– Sử dụng từ vựng chính xác, dễ hiểu, chú ý sử dụng cấu trúc ngữ pháp B1
– Phần persönliche Erfahrungen không nên nói dài dòng, quan trọng là phải rõ ý của mình và liên quan đến chủ đề
– Phần liên quan đến Vietnam thì bạn nên nêu rõ tình hình cụ thể ở Việt Nam hiện tại như thế nào, tại sao lại như thế
– Phần Vorteil/Nachteil bạn không cần phải đưa ra quá nhiều luận điểm (2-3 ý là đủ) nhưng quan trọng mỗi 1 luận điểm phải đi kèm chứng minh đúng + ví dụ cụ thể. Ví dụ: bạn nói lợi ích của việc sử dụng xe máy là tiện lợi –> chứng minh đúng vì không phải phụ thuộc vào phương tiện công cộng như xe buýt –> ví dụ ở VN các tuyến xe thường không có bảng giờ rõ ràng và phải đợi rất lâu….

Phần thi nói Teil 3 – Đặt câu hỏi

– Với phần đặt câu hỏi chúng ta phải lắng nghe bài thuyết trình để tránh trường hợp phải nghe toàn bộ, chúng ta nghe đến câu cảm thấy đặt câu hỏi được nên đặt luôn.
– Nếu phần câu hỏi nghe không rõ hoặc không hiểu chúng ta có thể hỏi lại. Nếu hỏi lại mà vẫn không hiểu được ý thì chúng ta vẫn phải trả lời, không được im lặng vì nếu may mắn chúng ta vẫn có được một ít điểm phần này.

Tipp làm bài thi B1 điểm cao – kỹ năng viết

Aufgabe 1: Đây là bài viết thư cơ bản, bạn chỉ cần bám sát yêu cầu đề bài là được.

Aufgabe 2: Bạn cần đưa ra ý kiến của mình về một Kommentar nào đó trên mạng về một Thema nào đó. Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Điểm quan trọng là bạn cần phải đưa ra các quan điểm logic bảo vệ cho ý kiến của mình một cách thuyết phục

Aufgabe 3: Đây là bài viết thư xin lỗi, cảm ơn về một điều gì đó. Bài này không khó, bạn viết thư theo Form lịch sự như A2 là được.

5. Học tiếng Đức B2 cho trình độ nâng cao

Lộ trình khoá cấp tốc B2:

– Giáo trình tiếng Đức: Sách “Sicher B2” – Hueber Verlag
– Thời lượng: 60 buổi cấp tốc
– Thời gian học: 5 buổi/tuần (T2-6)
– Nếu được thì nên học ở trung tâm tiếng Đức với sắp xếp:

Giáo viên Đức: 4 buổi/tuần + 1 buổi ngoại khoá (T7) à 80% tiết học với giáo viên bản xứ tăng phản xạ giao tiếp và phát âm cũng như giúp các bạn có thể dễ dàng thích nghi với giọng và nhịp độ nói chuyện của người Đức. Điều này là rất quan trọng trong thời gian đầu học viên hội nhập với cuộc sống tại Đức khi du học và làm việc tại Đức

Giáo viên VN: 1 buổi/tuần + 1 buổi phụ đạo (T7) à 20% tiết học với giáo viên Việt Nam giúp học viên hệ thống nắm chắc kiến thức ngữ pháp B1+ và B2 và hỗ trợ học viên trong việc luyện thi lấy bằng tiếng Đức B2 Telc

Các chủ điểm chính cần nắm:

Cách củng cố kiến thức tại nhà:

– Bạn nên tiếp tục hoàn thành bài tập luyện nghe theo giáo trình trung tâm gửi. Việc này các bạn cần duy trì mỗi ngày để có phản xạ nghe nói tốt nhất theo thời gian. Thói quen nghe tiếng Đức mỗi ngày sẽ giúp bạn phát âm chuẩn ngay từ đầu, sau này không phải mất thời gian chỉnh sửa lại.
– Khi đã phát âm đúng rồi bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các từ trong bài nghe để có thể trả lời câu hỏi chính xác nhất. Từ cấp độ B2 mọi người có thể luyện nghe ngoài từ khoá ra còn nên luyện nghe radio các tin tức của Đức hoặc xem phim có phụ đề Đức. Bạn cố gắng nghe vừa nhẩm theo lại y như lời thoại trong phim hoặc bài hát sẽ giúp các bạn ngày một tự tin hơn trong việc diễn đạt ý của mình khi giao tiếp hoặc làm bài thuyết trình tại lớp.
– Ở trình độ B2 bạn phải tập làm quen với thói quen đọc sách, truyện, bài báo bằng tiếng Đức để tăng vốn từ vựng phong phú của bản thân và văn phòng Đức. Việc này cũng hỗ trợ cho bạn sau này rất nhiều khi đọc các tài liệu bằng tiếng Đức ở trường hoặc nghiên cứu.
– Ngoài ra bạn nên hoàn thành bài tập luyện ngữ pháp bổ trợ cho bài giảng trên lớp. Với hệ thống bài tập online chấm điểm tự động bạn sẽ biết được ngay mình hiểu được bao nhiêu % kiến thức và cần củng cố những kiến thức nào.
– Cấu trúc câu ở khoá học tiếng Đức B2 là sự mở rộng từ cấu trúc cơ bản ở khoá B1, và thường được trong văn phong viết nhiều hơn nói. Vì vậy các bạn nên vừa học vừa hệ thống lại và bổ sung tiếp kiến thức ngữ pháp hay nhé!

Qua bài trên các bạn hãy cố gắng thật chăm chỉ học tiếng Đức. MT xin chúc các bạn sớm chinh phục tiếng Đức nha!!!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *