Một trong những cam kết quan trọng nhất của Thủ tướng mới đương nhiệm Olaf Scholz trong thời gian tranh cử đó chính là việc tăng mức lương tối thiểu, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10 tới đây. Cụ thể, vào ngày 23/02 vừa qua, Nội các Liên bang nước Đức đã quyết định tăng mức lương tối thiểu từ 9,82 Eur./ giờo ở thời điểm hiện tại lên 12 Euro/ giờ, đồng thời mức lương tối thiểu cho Minijobs (công việc nhỏ, ngắn hạn, thường là bán thời gian) cũng sẽ được tăng lên thành 520 Euro/ tháng thay cho mức 450 Euro/ tháng ở thời điểm hiện tại.
Thông qua biểu đồ, ta có thể thấy đây là lần tăng mức lương tối thiểu mạnh nhất từ thời điểm nước Đức lần đầu tiên áp dụng mức lương tối thiểu 8,5 Euro/ giờ tới nay. Điều này có thể gây ngạc nhiên và khiến nhiều người trong chúng ta tự hỏi, thời điểm trước năm 2015 người lao động nước Đức sẽ được trả lương như thế nào. Thực tế, điều này không đồng nghĩa với việc, người sử dụng lao động tại Đức sẽ được trả mức lương tùy thích theo ý muốn. Các quy định về vấn đề này sẽ được áp dụng đồng thời cho toàn ngành hoặc toàn bang và sẽ được đại diện công đoàn thương lượng thay vì bản thân từng cá nhân. Ngoài ra, việc đặt ra mức lương tối thiệu 8,5 Euro/ giờ cũng là một quyết định được cựu thủ tướng Angela Merkel đưa ra để đáp lại áp lực từ đảng Dân chủ Xã hội trung tả, đối tác liên minh của bà.
Bộ trưởng Lao động Hubertus Heil cho biết luật này sẽ đặc biệt có lợi cho phụ nữ, cũng như những người lao động “ở phía đông đất nước”. Theo Liên đoàn Công đoàn Đức (DGB), biện pháp này cũng sẽ thúc đẩy sức mua tổng thể ở Đức.
Bất chấp sự khó khăn trong thời buổi đại dịch Covid 19 vẫn hoành hành, trong năm 2021, nước Đức đã chứng kiến sự phục hồi tích cực của nền kinh tế, sau đợt suy thoái mạnh năm 2020 khi GDP giảm 4,6%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn so với kì vọng ban đầu và chưa hoàn toàn trở lại như thời kì trước đại dịch.